Hiện nay, bình nóng lạnh không còn xa lạ với chúng ta nữa. Hầu như gia đình nào cũng có bình nóng lạnh. Và máy ổn áp vừa kéo điện, vừa bảo vệ thiết bị điện trong gia đình cũng là một thiết bị rất cần thiết. Tuy nhiên, với những gia đình có cả máy ổn áp và bình nóng lạnh, thì nên sử dụng như nào cho đúng cách? Hãy cùng chuyên gia của công ty và các kỹ sư điện bàn luận về vấn đề này.
Xem thêm: Hướng dẫn nhận biết ổn áp Standa chính hãng
Địa chỉ mua ổn áp Standa chính hãng
Tổng kho Standa Việt Nam là nơi được Công ty Cổ phần Standa Việt Nam uỷ quyền phân phối ổn áp và biến áp Standa chính hãng cho các Đại lý tại các tỉnh thành như Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Ninh Bình, Nam Định, Thanh Hóa, Nghệ An, Nam Định, Thái Bình, Hòa Bình, Hà Nam, Quảng Ninh, Vĩnh Phúc, Phú Thọ... Chúng tôi xin cam kết mang lại cho quý khách những sản phẩm Ổn áp và biến áp Standa chính hãng chất lượng cao với chiết khấu giá tốt nhất cho khách hàng.
Công ty Cổ phần Standa Việt Nam có hơn 15 năm kinh nghiệm trong nghành ổn áp với đội ngũ kỹ thuật cao, nhiều kinh nghiệm, chủ yếu là các thạc sỹ, kỹ sư từ các trường đại học chất lượng hàng đầu như: Bách khoa, Công nghiệp, HV kỹ thuật quân sự,…cùng với những kỹ sư điện bàn luận về vấn đề này.
Có nên cho bình nóng lạnh chạy qua ổn áp không?
Bình nóng lạnh hoạt động như nào?
- Cấu tạo bình nóng lạnh gồm:
- Lõi bình nóng lạnh: được chia làm 2 loại là lõi tráng men bảo vệ chống ăn mòn hóa học và lõi không tráng men.
- Lớp cách nhiệt: được tạo thành từ Polyurethane (PU) được bơm vào khoảng trống giữa vỏ nhựa và lõi của bình nóng lạnh với mật độ cao để giữ nhiệt và tránh tối đa tổn thất nhiệt khi đang đun nước nóng trong bình giúp tiết kiệm điện năng.
- Vỏ bình nóng lạnh: thường được làm bằng nhựa cao cấp đối với các loại bình có dung tích chứa nhỏ. Còn các loại bình có dung tích lớn được thêm 1 lớp thép sơn tĩnh điện.
- Thanh gia nhiệt: phần chính và quan trọng nhất trong bình nóng lạnh là thanh gia nhiệt. Thanh gia nhiệt của bình nóng lạnh thường được làm từ hợp kim hoặc bằng đồng. Thanh gia nhiệt phải đảm bảo như truyền nhiệt tốt, cách điện tốt và thời gian sử dụng cao.
- Thanh Magiê: có chức năng bảo vệ lõi bình nóng lạnh chống lại sự ăn mòn điện hóa, làm tăng tuổi thọ lõi bình nước nóng nói riêng và toàn bộ bình nước nóng nói chung.
- Bộ ổn định và điều khiển nhiệt độ - Rơle nhiệt: có chức năng điều khiển ổn định nhiệt và bảo vệ bình nóng lạnh.
- Dây điện nguồn: thường được thiết kế gắn liền với bộ chống giật ELCB (earth leakage circuit breaker).
- Đèn hiển thị
- Đường nước vào và ra
- Van xả 1 chiều và van an toàn
2.Nguyên lý hoạt động của bình nóng lạnh
- Nguyên lý hoạt động của bình nóng lạnh giống như chiếc ấm đun nước bằng điện, tức là làm nước nóng bằng dây điện trở công suất lớn (1500W; 2500W có thể đến 6000W).
Vậy, có nên sử dụng bình nóng lạnh qua ổn áp không?
Trên diễn đàn tiêu dùng thông minh
Bạn có nickname Thành Vâu có hỏi :
“Đợt vừa rồi nắng nóng quá, nhà nào cũng dùng nhiều thiết bị điện dẫn đến điện áp chỗ em chỉ được 180V, bật điều hòa không lên. Thế là nhà em có mua 1 ổn áp loại 7,5kva dải từ 90-250, điện giờ đã ổn định.
Em có bạn làm về điện bảo là không nên cho đường nóng lạnh chạy qua ổn áp vì: “Dòng của đường nóng lạnh lớn, điện áp mà tụt thì dòng tăng lên, ổn áp không chịu được nên rất hại. Mà nó đã dùng thanh điện trở thì không cần qua ổn áp nữa”.
Bố em cũng có bạn làm kỹ sư điện sang đấu lại đường dây và nói không cần thiết, ổn áp này chịu được. Thế là bố em bảo: “Dở hơi mới đi đấu điện thế, tất cả phải cho qua ổn áp hết, 1.000 người mới có 1 người làm vậy”.
Em nhờ các anh chị chuyên về điện phân xử giúp em xem ai đúng. Giờ bố mẹ mất hết niềm tin ở bạn bè của em rồi, từ vụ năm ngoái em nhờ bạn mua hộ bộ Karaoke nhưng nó lấy cho hàng nhái nên giờ cứ nói bạn của em là ai trong nhà cũng dị ứng lắm.
Mong các bác giúp, em cảm ơn rất nhiều ạ.
Dưới đây là ý kiến của mọi người trên diễn đàn
Anh Ngô Núi , kỹ sư điện tử cho biết:
“Với những nơi điện yếu do sụt áp trên đường dây, thì khi có tải điện áp cũng sẽ giảm dần. Dòng của đường nóng lạnh lớn, điện áp mà tụt thì dòng tăng lên, ổn áp không chịu được nên rất hại. Mà nó đã dùng thanh điện trở thì không cần qua ổn áp nữa”.
Bạn Thao Cận, thợ lắp đặt bình nóng lạnh lâu năm cho biết:
“Bình nóng lạnh gián tiếp có công suất 2,5kw, bình làm lạnh trực tiếp công suất khoảng 5kw, bình nóng lạnh thì không cần ổn áp. Nên tôi nghĩ nếu đấu tách ra khỏi ổn áp được thì tốt hơn. Vì nếu để thì cường độ dòng điện chạy qua ổn áp sẽ cao hơn, làm giảm hiệu sất của ổn áp, gây tốn điện, giảm độ bền của ổn áp. nếu hệ thống dây điện trong nhà quá phức tạp thì đành phải chịu”
Anh Bùi Xuân Thụt, giải đáp:
“Bạn em đúng về mặt lý thuyết, còn bạn của bố em thì đúng về thực hành. Bạn của em cho rằng máy nước nóng dùng thanh điện trở thì điện áp thấp hay cao đều xài được là đúng. Nhưng vì nhà em mua cái ổn áp có công suất lớn nên sẽ đủ dùng cho cả gia đình kể cả máy nước nóng luôn, do đó bạn của bố em nói không cần tách riêng đường điện của máy nước nóng ra là đúng, nó sẽ tiết kiệm được 1 khoảng tiền khá lớn khi phải đi lại đường dây điện riêng cho máy nước nóng. Một khi công suất của ổn áp đủ dùng cho cả nhà (công suất máy ổn áp lớn hơn 30% tổng công suất của nhà) thì cứ xài thoải mái thôi em ạ, không cần phải tách riêng làm gì cho tốn tiền và xấu cảnh quan nhà vì ống dây điện lằng nhằng”
Anh Nhật Quang, giải đáp:
“Bạn em như vậy là ko hiểu gì về điện rồi nói lung tung thôi Ổn áp có 2 dây vào áp 90v ~ 250v ( loại CS lớn có thêm dây 380v) và 2 dây ra 110 hay 220v tcung cấp cho tải ( máy điều hòa) đơn giản vậy thôi. Bạn em nói vậy hóa ra người ra sản xuất ra cái ổn áp là thừa à, Còn áp thấp thì dòng cao là đúng nhưng cái hại ở đây là dây dẫn từ cột vào ổn áp nhé nhưng nếu dây điện lực mắc cho thì ko phải lo. nếu dây nhà bạn tự mắc thì dây phải có đường kính 4mm trở nên nhé”
Bạn Vinh Sumo cho biết:
“Trên lý thuyết thì các bạn cứ tranh cãi thoải mái, nhưng tôi đảm bảo là khi đấu điện nên đấu riêng hệ thống chiếu sáng và đường điện “Nóng Lạnh ” riêng. Nhà tôi đã đấu và thấy rằng, khi điện yếu, 01 nóng lạnh chạy qua ổn áp sẽ kéo điện làm ổn áp Lioa nhảy luôn, nên tôi phải đấu riêng ra”
Và quyết định của bạn Thành Vâu là:
“Em là người đã đưa ra câu hỏi nhờ các chuyên gia tư vấn.
Em thấy ai nói cũng cũng đều có lý, do hệ thống điện của nhà nổi nên em sẽ đi riêng 1 đường dây khác cho bình nóng lạnh không chạy qua ổn áp nữa.
Cảm ơn các bác đã tư vấn giúp, chúc mọi người cuối tuần vui vẻ”
Dưới đây là lời khuyên từ các chuyên gia của công ty sản xuất ổn áp và công ty sản xuất bình nóng lạnh:
Không nên dùng bình nóng lạnh qua máy ổn áp vì bình nóng lạnh là sợi đốt điện trở có công suất lớn, khi sử dụng kèm có thể xảy ra hiện tượng “sụt áp” nếu dây dẫn kéo dài, gây tổn hao lớn về điện năng, vừa không tốt cho máy ổn áp, vừa không tốt cho bình nóng lạnh… Vì vậy chúng tôi khuyến cáo với khách hàng, nên đi 1 đường dây dẫn riêng dành cho bình nóng lạnh. Chỉ sử dụng kèm trong trường hợp đường điện quá phức tạp. Và phải lựa chọn máy ổn áp có công suất dôi dư lớn!
Tổng kho phân phối ổn áp Standa chính hãng.
Địa chỉ : 629, Phúc Diễn, Nam Từ Liêm, Hà Nội.
Hotline: 0941.990.965 / 0969.863.012
Website: https://standavietnam.com
E-mail: standachinhhang@gmail.com
Video giới thiệu công ty ổn áp Litanda:
Nguyễn Thắng Trả lời
Hôm nay cũng mới mua 1 chiếc Ổn áp Standa Chính Hãng Của Công Ty Cổ Phần Standa Việt Nam sản xuất. Nhìn hàng chính hãng sắc nét không dại như hàng nhái.