Tại sao có sự khác nhau về việc sử dụng điện áp 220v và 110v?

Tại sao có sự khác nhau về việc sử dụng điện áp 220v và 110v?

Standa Việt Nam

      Thông thường thì những thiết bị điện ở Việt Nam đều sử dụng điện áp 220v. Thế nhưng, sẽ có lần các bạn gặp phải những món đồ có xuất xứ từ Mỹ hoặc Nhật đòi hỏi sử dụng điện áp 110V hoặc 100V. Và để sử dụng tại lưới điện tại Việt Nam, chúng ta cần phải có bộ chuyển đổi điện áp từ 220V xuống 100V. Ngoài ra, đối với một số bạn thường đi nước ngoài thì chắc hẳn sẽ quen thuộc với sự khác nhau về điện áp của lưới điện dân dụng giữa các nước. Vậy thì, tại sao có sự khác nhau về việc sử dụng điện áp 220v và 110v.

Các quốc gia trên thế giới sử dụng điện áp như thế nào?

dien-ap-220v-va-110v

      Như các bạn thấy trong bản đồ bên trên, tiêu chuẩn sử dụng điện xoay chiều có sự khác nhau giữa các nước trên thế giới. Thông thường, điện áp từ 220-240V được sử dụng rộng rãi nhất với phần lớn các quốc gia bao gồm châu Âu, nhiều nước châu Á, châu Phi và dĩ nhiên trong đó có Việt Nam chúng ta. Tiếp theo là điện áp 100-127V được sử dụng rộng rãi tại toàn bộ lãnh thổ Bắc Mỹ, một số nước Nam Mỹ, Nhật Bản và Đài Loan.

      Ngoài ra, một thông số khác cũng đáng chú ý là tần số của dòng điện xoay chiều (Viết tắt là AC, đơn vị đo là Hz). Phần lớn các quốc gia đều sử dụng dòng điện xoay chiều có tần số 50Hz. Một số ít còn lại sử dụng tần số 60Hz. Tiêu chuẩn lưới điện tại Mỹ nói riêng là 120V và 60Hz. Tuy nhiên, điện áp trung bình thực tế tại Mỹ là vào khoảng 117V. Điều này khác hẳn với nhiều nơi khác trên thế giới vốn dĩ chủ yếu sử dụng điện áp từ 220 đến 240V.

Vậy đâu là nguyên nhân dẫn đến sự khác biệt này?

Trước tiên, chúng ta hãy tìm hiểu về điện áp 110v và điện áp 220v:

      Trên mặt lý thuyết, khái niệm điện áp hay hiệu điện thế là chênh lệch điện thế giữa 2 điểm. Hiệu điện thế là công thực hiện được để di chuyển 1 hạt điện tích trong trường tĩnh điện từ điểm này đến điểm khác. Trong hệ đo lường quốc tế, đơn vị của điện áp là Volt (viết tắt là V). Điện áp càng lớn thì lực đẩy các hạt điện tích càng mạnh. Có thể hiểu một cách nôm na rằng nếu so sánh dòng điện như 1 dòng nước thì hiệu điện thế là lực chảy của dòng nước. Nếu chênh lệch mức nước giữa 2 điểm càng cao thì nước chảy càng mạnh

      Về khía cạnh dây dẫn, một cách cơ bản, dòng điện xoay chiều (AC) được chia thành loại mạch điện 1 pha và 3 pha. Mạch điện 1 pha xoay chiều có hai dây nối với nguồn điện. Tuy nhiên, không giống với mạch điện 1 chiều (DC) có hướng của dòng điện không thay đổi, hướng của cường độ dòng điện trong mạch AC thay đổi nhiều lần mỗi giây tùy theo tần số của nguồn điện trong mạch. Điện 220V cung cấp cho mỗi hộ gia đình sử dụng là điện xoay chiều 1 pha và có 2 dây: dây pha và dây trung tính (dây nóng và dây nguội).

      Tuy nhiên, đường dây phân phối điện mà các bạn thường thấy bên ngoài có thể có 4 dây. 3 dây dẫn điện (dây pha) và cùng chung một dây trung tính (dây nguội). Hệ thống ba pha có 3 dạng sóng là 2/3 pi radian (120 độ, 1/3 chu kỳ) lệch nhau về mặt thời gian.


      Về mặt hiệu quả kinh tế, điện áp 100-120V được cho là an toàn hơn tuy nhiên có mạng lưới phân phối đắt tiền hơn do để đảm bảo công suất, đòi hỏi tiết diện dây dẫn phải lớn hơn nên chi phí nguyên liệu chế tạo dây sẽ lớn hơn. Bên cạnh đó để tránh tổn hao do điện trở thuần gây ra nên dây dẫn cần sử dụng loại nguyên liệu tinh khiết hơn nên tốn kém hơn (dùng đồng ít bị pha). Ngược lại, điện 240V dễ truyền tải hơn, hiệu suất cao hơn và có mức hao hụt thấp hơn tuy nhiên kém an toàn hơn.

      Thời gian đầu, hầu hết các nước đều sử dụng điện áp 110V. Sau đó do nhu cầu sử dụng tăng cao nên cần thiết phải thay dây dẫn để chịu được dòng cao hơn. Khi đó, một số nước chuyến sang sử dụng điện áp tăng gấp đôi, tức 220V. Hệ thống điện nào càng nhỏ, càng non trẻ thì chi phí chuyển đổi sẽ không cao và ngược lại.

      Ngoài những ưu nhược điểm về mặt kỹ thuật, một số nước còn phụ thuộc vào lịch sử phát triển kinh tế trước và sau giai đoạn chiến tranh. Nhưng đa số tất cả các nước trên thế giới đều sử dụng một trong 2 mức điện áp là 100V-120V hoặc 220V-240V.

      Ở Việt Nam sử dụng điện áp 220V/1 pha hoặc 380V/ 3 pha, nhưng các thiết bị điện - điện tử trên thị trường được nhập khẩu rất nhiều từ các nước công nghiệp phát triển như Mỹ, Nhật,…vì chúng có chất lượng tốt. Những sản phẩm đó lại sử dụng điện 100V/ 1 pha hoặc 200V/ 3 pha. Vì vậy chúng ta phải có thiết bị đổi nguồn để có thể sử dụng những thiết bị nhập khẩu đó. Một trong số những thiết bị đổi nguồn tốt nhất hiện nay là sản phẩm máy ổn áp 1 pha, máy ổn áp 3 pha, máy biến áp của Công ty Cổ phần Standa Việt Nam.

on-ap-standa-10kva

standa-10kva

Hình ảnh máy ổn áp Standa tích hợp đổi nguồn

      Công ty Cổ phần Standa Việt Nam là nhà sản xuất máy ổn áp, máy biến áp công nghiệp có uy tín và chất lượng. Hiện chúng tôi là đối tác tin cậy của các Công ty, doanh nghiệp nước ngoài tại các khu công nghiệp Quang Minh, Bắc Thăng Long, Nội Bài, Khai Quang, Đại An, Quế Võ, Yên Phong… Sản phẩm chính hãng chất lượng cao được các đơn vị đánh giá và phản hồi rất tốt.

Để được tư vấn, hỗ trợ trực tiếp quý khách hàng vui lòng liên hệ :

Tổng kho ổn áp Standa chính hãng

Số 629 Phúc Diễn – Nam Từ Liêm – Hà Nội

Hotline : 0941.990.965

Website : https://standavietnam.com
Email    : standachinhhang@gmail.com

Video giới thiệu công ty ổn áp Litanda Việt Nam:

TAGS :

VIẾT BÌNH LUẬN CỦA BẠN:
Trang Chủ Ổn Áp Standa - Công Ty Cổ Phần Standa Việt Nam | Standa